ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ TẠI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ TẠI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ


Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành xu thế khách quan và tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng người. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội to lớn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng cũng mang lại những thách thức không nhỏ đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Để tận dụng những cơ hội và giảm thiểu những thách thức, Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó hệ thống thuế là một công cụ hết sức quan trọng.
Thành lập từ những năm 1945, trải qua 70 năm, sau một số lần sữa đổi bổ sung hệ thống chính sách thuế đã phát huy nhiều tác dụng trong việc bảo đảm yêu cầu tăng thu cho ngân sách nhà nước, góp phần quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội. Bên cạnh việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị về thu ngân sách nhà nước, ngành Thuế đã thực hiện thành công Chương trình cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Đồng thời, thực hiện thành công Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì hệ thống thuế nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh 2013 (Doing Business) của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng thế giới (WB) thì chỉ số làm thủ tục nộp thuế của Việt Nam là 872 giờ mỗi năm, cao gấp 4 lần mức trung bình của các nước trong khu vực. Nhằm cải thiện chỉ số này, Nghị quyết 19/NQ-CP ngày12/3/2015 của Chính phủ nêu rõ giải pháp mà Bộ Tài chính phải triển khai đó là “Rà soát, đánh giá lại và cải tiến quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế, rút ngắn thời gian mà các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6”.

Cục Thuế Tỉnh Quảng Trị thành lập và phát triển trong chặng đường hơn 25 năm. Được sự quan tâm của cấp trên và sự phối hợp của các Sở ban ngành thuộc tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua đã nỗ lực hết mình để luôn hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao hàng năm, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thực hiện sự chỉ đạo Bộ tài chính và Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã chủ động trong tổ chức và phối hợp triển khai các hoạt động cải cách hành chính tại đơn vị, qua đó, thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.Tuy nhiên, để đánh giá một cách khách quan hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, ngành thuế phải luôn đồng hành cùng người nộp thuế, đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sỹ.
Trên cơ sở phân tích đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị.
-     Phân tích, đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hành chính tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị;
-     Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

No comments:

Post a Comment