Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên bộ phận sản xuất nhà máy may 1 công ty cổ phần đầu tư – dệt may Thiên An Phát




Trên mỗi bước phát triển của doanh nghiệp
mọi thời đại thì vấn đề nhân sự luôn là chiếc chìa khóa mấu chốt dẫn đến thành
bại. Đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa hiện nay, ranh giới giữa các quốc gia
đang dần thu hẹp thì bài toán “Làm thế nào để trở nên vượt trội?” đã trở nên vô
cùng bức thiết. Muốn tiếp tục tồn tại và tiến bước thì các nhà lãnh đạo bắt buộc
phải có chính sách, chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp của mình về tất cả mọi
phương diện như nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghệ, sản phẩm,… Trong số đó
thì một công cụ cực kì quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra năng lực cạnh tranh
nổi bật đó chính là nguồn nhân lực tốt và trung thành.
Yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng
luôn là đề tài nóng hổi. Các doanh nghiệp luôn không ngừng muốn thu hút nguồn lực
vô giá này về phía mình với những chính sách vô cùng hấp dẫn. Điều này vô hình
chung cũng lại tạo ra một bài toán mới không dễ giải đáp. Đó là “Bằng cách nào
để giữ lại nguồn nhân lực tốt đó?”. Vì khi nắm giữ nguồn “chất xám” mạnh là khi
doanh nghiệp dễ dàng tạo được vị thế của mình trên thương trường. Bởi lẽ, tất cả
mọi sản phẩm hay dịch vụ tốt đều được tạo ra bởi trí thông minh và sự khôn khéo
của con người.
Công ty cổ phần đầu tư
dệt may Thiên An Phát được thành lập vào năm 2008. Chuyên sản xuất kinh doanh
các mặt hàng trong lĩnh vực dệt may. Công ty Thiên An Phát đã xây dựng một hệ
thống quản lý khoa học, toàn diện nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện kiểm
soát, giảm thiểu tổn thất gây ra cho Công ty và khách hàng phù hợp theo Tiêu
chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001: 2015, phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng
và chất lượng với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Trong đó, bộ phận Sản xuất của Nhà Máy May 1 là một trong những bộ phận mấu chốt
quyết định đến chất lượng của sản phẩm cũng như uy tín của toàn công ty.
Tuy
nhiên, như những doanh nghiệp khác thì công ty cũng đang gặp phải vấn đề lớn
trong việc duy trì và giữ lại nguồn nhân lực lành nghề. Khi mà một lực lượng
không hề nhỏ công nhân tay nghề giỏi tại bộ phận này đã chuyển sang làm việc
cho đối thủ gây nên sự bất lợi vô cùng lớn cho công ty.
Việc đào tạo ra một đội ngũ lành nghề đã
khá tốn kém và mất thời gian, vậy nên khi họ ra đi sẽ mang đến tổn thất đáng kể
cho công ty. Nhận thấy đây là một vấn đề rất thiết thực và là một tồn tại khó
giải quyết ở khá nhiều doanh nghiệp, tôi đã quyết định lựa chọn lựa chọn đề tài
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trungthành của nhân viên bộ phận sản xuất nhà máy may 1 công ty cổ phần đầu tư – dệtmay Thiên An Phátlàm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản trị
kinh doanh của mình.
2.1.
Mục tiêu chung
Trên
cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên, đề xuất
các giải pháp tăng cường lòng trung thành của nhân viên bộ phận Sản xuất Nhà
máy May 1 Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An Phát.
2.2.
Mục
tiêu cụ thể
-
Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về lòng trung thành của người lao động;
- Phân tích, đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên bộ phận Sản xuất Nhà
máy May 1 Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An Phát;
- Đề xuất giải pháp
nâng cao lòng trung thành của nhân viên bộ phận Sản xuất Nhà máy May 1 Công ty
cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An Phát.
3.1.
Nội
dung và đối tượng nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: là các nhân tố
tác động đến lòng trung thành của nhân viên.
- Đối tượng khảo sát: nhân
viên bộ phận Sản xuất Nhà máy May 1 Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An
Phát.
3.2.
Phạm
vi nghiên cứu
- Về không gian: Nhà
máy May 1 Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An Phát.
- Về thời gian:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng tình
hình nhân lực bộ phận Sản xuất Nhà Máy May 1 giai đoạn 2014 - 2016 và đề xuất
giải pháp đến năm 2020.
+ Điều tra phỏng vấn nhân
viên bộ phận Sản xuất Nhà máy May 1 Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An
Phát  từ 01/01/2017 đến 05/03/2017.
4.1.
Phương
pháp thu thập số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp:
được tổng hợp từ nguồn số liệu tại phòng hành chính nhân sự, kế toán về tình
hình hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An Phát giai đoạn 2014-2016
và các nguồn thông tin khác trên sách, tạp chí, internet,…
- Đối với số liệu sơ cấp:
Việc thu thập số liệu
được tiến hành dựa trên cơ sở khảo sát thực tế ý kiến nhân viên bộ phận Sản xuất
Nhà máy May 1 Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An Phát thông qua bảng câu
hỏi chi tiết.
+ Thời gian tiến hành
điều tra phỏng vấn từ 01/01/2017 đến 05/03/2017.
+ Số liệu sơ cấp này được
thu thập bằng cách phát phiếu điều tra cho toàn bộ nhân viên bộ phận Sản xuất
Nhà máy May 1 Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An Phát là 220 nhân viên.
4.2.
Phương
pháp xử lý, tổng hợp
- Dùng phương pháp phân
tổ để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với
mục đích nghiên cứu của luận văn.
- Việc xử lý, tính toán
số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần mềm thống kê SPSS, Excel,…
4.3.
Phương pháp phân tích số liệu
-
Dùng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều
tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê  như: phần trăm, giá trị trung bình (mean), độ
lệch chuẩn (Std Deviation) của các biến quan sát, sử dụng các bảng tần suất mô
tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu….
- Đánh giá độ tin cậy
(qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha) và độ giá trị (factor loading) bằng phân
tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để rút gọn
tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân
tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập
biến ban đầu; tiến hành hồi quy đa biến cho các nhóm nhân tố sau khi rút gọn để
biết các yếu tố tác động như thế nào đến lòng trung thành của nhân viên.
Khi phân tích nhân tố khám phá, các
nhà  nghiên cứu thường quan tâm đến một số
tiêu chí sau:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một
chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn
(giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích
nhân
t
ố là
thích h
ợp,
còn
n
ếu như trị
số n
ày nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không
thích h
ợp
với các dữ liệu [14].
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s
test of sphericity):
dùng
để xem xét ma trận tương
quan có phải là
ma tr
ận đơn vị, là
ma tr
ận có các
th
ành phần (hệ số tương quan giữa các
bi
ến) bằng
không và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1. Nếu
kiểm định Bartlett
Sig < 0,05, chúng ta t
ừ chối giả thuyết Ho (ma trận tương quan là ma
tr
ận đơn vị)
nghĩa
là các biến có quan hệ với nhau [12].
Hệ số tải nhân tố (factor loading)
> 0,5. Nếu biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5
sẽ bị loại [12] .
Tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained): tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo
lường. Tổng n
ày phải đạt từ 50% trở
lên và tiêu chí eigenvalue tối thiểu phải bằng
1 (>=1) th
ì mô hình EFA phù hợp [12].
Khác
bi
ệt hệ số tải
nhân tố của một biến
quan sát giữa các nhân tố > 0,3 để đảm bảo giá
tr
ị phân biệt
giữa các nhân tố [12] .
-
Các phương pháp kiểm định thống kê Independent T-Test, ANOVA dùng để kiểm định
sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân đến lòng trung thành của nhân viên bộ phận
Sản xuất Nhà máy May 1 Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An Phát.
Ø Để so sánh sự khác biệt về mức độ lòng trung thành của nhân viên theo đặc
điểm cá nhân về giới tính, tác giả sử dụng phép Kiểm định trung bình 2 mẫu độc
lập (Independent Samples T-Test) [14].
Thực hiện kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (Levene Test)
trước khi kiểm định trung bình để xác định kết quả kiểm định nào sẽ được sử dụng.  Dựa vào kết quả của Levene’s test, xem xét kết
quả kiểm định t. Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene < 0.05, có sự khác
biệt giữa 2 phương sai, lúc đó sẽ sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal
variances not assumed. Ngược lại, nếu giá trị Sig. ≥ 0.05, không có sự khác biệt
giữa 2 phương sai, lúc đó sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variances
assumed [14].
Sau khi đã chọn kết quả kiểm định t sẽ sử dụng, tiến hành so sánh giá trị
Sig. (sig. (2 tailed)) trong kiểm định t. Nếu sig. (2 tailed) < 0.05: kết luận
có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa các nhóm, sau đó dựa vào giá trị
trung bình mẫu ở bảng Group Statistics để xác định rõ sự khác biệt đó. Nếu sig.
(2 tailed) > 0.05: kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình
giữa các nhóm [14].
Ø
Phân
tích phương sai ANOVA (Analysis of variance) để so sánh sự khác biệt về mức độ
lòng trung thành của các nhóm nhân viên theo các đặc điểm cá nhân sau: độ tuổi,
trình độ học vấn, vị trí công tác, mức thu nhập và thâm niên công tác [14] .
Trước khi phân tích phương sai ANOVA, thực hiện kiểm định xem kết quả phân
tích ANOVA có thể sử dụng được hay không.
Dựa vào kết quả ở bảng Test of Homogeneity
of Variances, nếu giá trị Sig. < 0.05 thì phương sai đánh giá mức độ lòng trung thành của các nhóm nhân
viên theo các đặc điểm cá nhân khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó,
bài toán phân tích phương sai ANOVA kết thúc. Ngược lại, nếu giá trị Sig. ≥ 0.05
thì phương sai đánh giá mức độ lòng trung thành của các nhóm không khác nhau một
cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Sau đó, tiến hành phân tích dựa vào kết
quả ở bảng ANOVA, nếu giá trị Sig. > 0.05: kết luận không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về mức độ lòng trung thành của các nhóm nhân viên theo các đặc
điểm cá nhân. Ngược lại, nếu giá trị Sig. < 0.05: kết luận có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về mức độ lòng trung thành của các nhóm nhân viên theo các
đặc điểm cá nhân. Khi đó, tiếp tục tiến hành phân tích sâu ANOVA để tìm sự khác
biệt thông qua phép kiểm định Tukey HSD ở độ tin cậy 95%. Dựa vào giá trị Sig.
trong bảng Multiple Comparisons, nếu giá trị Sig. > 0.05 tức là không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm, nếu giá trị Sig. ≤ 0.05 tức là có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm.
Tiếp sau đó, dựa vào bảng
Descriptives để đánh giá cụ thể về sự khác biệt đó
(dựa vào giá trị trung
bình mẫu).
=>
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã được xử lý, tổng hợp, vận dụng các phương
pháp phân tích thống kê, phân tích kinh doanh,… để phân tích nội dung nghiên cứu.
4.4.
Phương
pháp chuyên gia
Ngoài việc khảo sát phỏng
vấn, luận văn còn sử dụng phương pháp này để tham khảo ý kiến của các chuyên
gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, giúp cho kết quả nghiên cứu đảm bảo tính
khách quan, toàn diện và hệ thống.





Hạn chế đầu
ti
ên của đề tài
là ph
ạm vi nghiên cứu: đề tài
này ch
ỉ thực hiện
trong
phạm vi bộ phận Sản
xuất Nhà Máy May 1 Công ty cổ phần đầu tư – Dệt may Thiên An Phát
nên kết quả nghiên cứu có thể chưa đại diện cho các công ty cùng  ngành  may
mặc khác
.
Hạn
chế thứ hai đó là nghiên c
ứu chỉ xem xét tác động của các yếu tố như
lương,môi trường l
àm việc, đồng nghiệp, khen thưởng - phúc lợi, cơ hội đào tạo thăng tiến và lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên. Trong khi đó, còn nhiều yếu tố khác cũng tác động đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức nhưng
chưa được đề cập đến.
Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo: các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục nghiên cứu lòng trung thành của nhân
viên trong ngành May mặc, đồng thời bổ sung thêm một vài yếu tố khác như bản chất
công việc, văn hóa tổ chức, dân tộc…
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận
và Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 phần:
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG
TRUNG THÀNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
.
Chương 2: PHÂN
TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA
NHÂN VIÊN BỘ PHẬN SẢN XUẤT NHÀ MÁY
MAY 1 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – DỆT MAY THIÊN AN PHÁT
Chương 3: ĐỊNH
HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA
NHÂN VIÊN BỘ PHẬN MAY NHÀ MÁY MAY 1
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – DỆT MAY THIÊN AN PHÁT

No comments:

Post a Comment